Trước giờ khi lỡ bị mất răng thì nha sĩ sẽ làm cho chúng ta một cái răng giả bằng sứ, bằng nhựa tổng hợp,… và sắp tới, họ sẽ dùng máy in 3D để tạo nên một chiếc răng giả, không chỉ lấp vào chỗ trống mà nó còn giúp giữ cho miệng của chúng ta được vệ sinh hơn. 

Mất hoặc hỏng một cái răng vĩnh viễn là tổn thất không thể bù đắp đối với mỗi người chúng ta. Chẳng những thế, việc làm lại một cái răng mới cũng chẳng phải là điều dễ chịu. Chúng ta phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm cả lấy mẫu bằng nhựa, làm khuôn thạch cao, đặt đi đặt lại, mài dũa nhiều lần mới có được 1 chiếc răng mới tạm gọi là vừa vặn. 


Tuy nhiên, bây giờ các bác sĩ sẽ áp dụng công nghệ cao hơn, dùng kỹ thuật quét hình ảnh kỹ thuật số và in 3D. Bằng cách này, các nha sĩ chẳng những có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hơn để làm răng giả, mà còn có thể tích hợp thêm cả chức năng vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. Và một trong những người đi tiên phong trong việc áp dụng ý tưởng này là bác sĩ Andreas Herrmann tại Đại học Groningen, Hà Lan. 

Herrmann và các đồng nghiệp đã phát triển thành công một loại nhựa kháng khuẩn, giúp tạo ra những chiếc răng bằng công nghệ in 3D và diệt vi khuẩn trong miệng. Theo nhóm nghiên cứu, đây là một “tính năng” đặc biệt quan trọng bởi vi khuẩn chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới phương pháp cấy implant vốn có chi phí thực hiện rất mắc tiền. 

Để làm được điều đó, nhóm trộn dung dịch muối 4 Amoni có tính kháng khuẩn vào loại polymer nha khoa. Do đây là muối tích điện dương và nó sẽ phá hủy màng tế bào vi khuẩn vốn tích điện âm, khiến chúng bị vô hiệu hóa và chết đi. Theo Hermann: “Vật liệu này có thể giết vi khuẩn ngay khi tiếp xúc nhưng mặt khác, lại vô hại đối với tế bào con người.” Tiếp theo, nhóm đặt hỗn hợp này vào máy in 3D và kèm theo sử dụng tia cực tím để gia cố độ cứng. Kết quả cuối cùng, họ có thể tạo ra một chiếc răng giả, vòng niềng răng hoặc nhiều công cụ khác gắn trong miệng bệnh nhân.

Để kiểm tra đặc tính kháng khuẩn, nhóm nghiên cứu in thử một chiếc răng bằng vật liệu trên, sau đó phủ lên nó hỗn hợp nước bọt và Streptococcus mutans, một loại vi khuẩn gây ra hư răng (phân hủy răng). Kết quả cho thấy, chiếc răng có thể tiêu diệt 99% vi khuẩn, so với 1 chiếc răng mẫu khác, không được thêm muối amoni thì chỉ có thể diệt chưa tới 1%.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cần phải tiến hành thêm một số thử nghiệm khác trong tương lai trước khi áp dụng kỹ thuật nói trên lên bệnh nhân thực tế. Hiện tại, họ chỉ mới thử nghiệm chiếc răng trong vòng 6 ngày và Hermann cũng thừa nhận:“Để áp dụng lâm sàng thì chúng tôi phải mở rộng thời gian thử nghiệm theo dõi và nghiên cứu khả năng tương thích với kem đánh răng.”

Đồng thời, độ bền của nhựa cũng là vấn đề cần phải quan tâm nhưng nhóm cho rằng điều đó sẽ sớm được hoàn thiện.“Đây là một sản phẩm y tế sẽ được ứng dụng phổ biến trong tương lai gần, tất nhiên là ít tốn thời gian hơn so với việc phát triển một loại thuốc mới với hiệu quả tương tự."
Axact

3D SMART SOLUTIONS

3D Smart Solutions (3DSS) được ra đời nhằm cung cấp giải pháp 3D trọn gói trong quá trình phát triển sản phẩm cho các nhà sản xuất trong nước và các đối tác nước ngoài của chúng tôi.

Bình Luận: